Ứng dụng:
Tủ điều khiển hệ thống bơm chữa cháy nhằm điều khiển đóng / mở tự động hoặc bằng tay máy bơm nước chữa cháy khi có sự cố cháy nổ, hỏa hoạn tại các tòa nhà, công xưởng … để từ đó luôn duy trì áp suất nước trong đường ống chữa cháy đạt được giá trị yêu cầu khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Đặc điểm và sự tiện ích
- AUTO (Tự động): Hệ thống PCCC nên luôn được đặt ở chế độ tự động theo nguyên lý hoạt động sau:
+ Tự động vận hành bơm bù áp khi hệ thống PCCC bị rò rỉ nước làm áp suất trong đường ống bị giảm (Thường đặt rơ le áp suất 1 tác động khi áp suất đường ống giảm).
+ Tự động vận hành bơm điện khi có sự cố cháy và/hoặc mở vòi cứu hỏa mà khi bơm bù không duy trì được áp suất đặt (Thường đặt rơ le áp suất 2 tác động khi áp suất đường ống giảm nhanh).
+ Tự động vận hành bơm diesel khi hệ thống mất điện và hệ thống xảy ra sự cố cháy nổ (Rơ le áp suất 3 tác động).
+ Tự động sạc và thông báo tình trạng ắc quy.
- MANUAL (Điều khiển bằng tay): Vận hành từng thiết bị (bơm) của hệ thống PCCC bằng các nút bấm ON/OFF riêng biệt.
- OFF: Tắt toàn bộ mọi chức năng của hệ thống PCCC.
Một số lưu ý thiết kế tủ hệ thống PCCC
- Không nên sử dụng phao tín hiệu báo cạn để dừng bơm khi thiếu nước, và đảm bảo bể chứa nước chữa cháy phải là nguồn chứa riêng biệt (Không chung với bể chứa nước sinh hoạt).
- Không nên sử dụng rơ le bảo vệ quá tải đối với động cơ bơm điện trong hệ thống PCCC.
- Nên có đầy đủ đồng hồ V, A, đèn tín hiệu và thiết bị báo mất pha, ngược pha.
- Nên đặt mức rơ le tín hiệu vận hành bơm bù áp và bơm điện phù hợp với thực tế hiện trường.
- Nên sử dụng bộ sạc ắc quy tự động để đảm bảo độ bền tối đa cho bình acquy.
- Nên sử dụng 2 bình ắc quy để đảm bảo cho bơm diesel chắc chắn khởi động ngay khi có sự cố
- Nguồn điện đi vào tủ điện chữa cháy phải lấy từ trước Aptomat tổng của hệ thống điện tòa nhà, công xưởng để đề phòng khi có sự cố cháy nổ xảy ra phải cắt lưới điện nhưng nguồn điện vào tủ chữa cháy không bị mất theo.